Trong cơ khí thì việc gặp những vấn đề tạo ren, xử lý các bước ren là không thể tránh khỏi. Vậy việc lựa chọn mũi taro cho các bước và sử dụng nó như thế nào? Chúng ta cùng xem nhé:
Hướng dẫn lựa chọn sử dụng mũi taro
Taro là gì?
Taro là dùng mũi thép để tạo ra các bước ren khác nhau với đường kính khác nhau. Taro có hai hình thức căn bản là taro trong và ngoài
Phân loại mũi taro
1. Phân loại mũi taro dựa vào cách gia công: Dựa vào cách gia công người ta phân loại thành mũi taro máy và mũi taro tay.
- Mũi taro máy là taro bằng máy có thể là máy phay CNC, máy tiện CNC, máy phay, máy khoan taro, máy taro chuyên dụng, máy khoan từ...
Mũi taro máy chỉ có 1 cây, mũi taro rãnh xoắn hoặc là mũi taro rãnh thẳng.
Mũi taro rãnh xoắn dùng để gia công lỗ kín khi cắt sẽ móc phoi lên trên.
Mũi taro rãnh thẳng dùng để gia công lỗ thông khi gia công nó sẽ cuộn phôi lại và đẩy xuống phía dưới.
Như vậy thì mũi taro xoắn có thể gia công được cả lỗ bít và lỗ thông, còn mũi taro thẳng chỉ gia công được lỗ thông
- Mũi taro tay là mũi taro dùng để taro bằng tay nó dùng kết hợp với tay quay taro.
Mũi taro tay thường là 1 bộ gồm 3 cây (cây thô, cây bán tinh và cây tinh) nhưng do có sự tiến bộ về công nghệ vật liệu và thiết kế thông số hình học góc cắt nên hiện tại mũi taro tay chỉ cần 1 cây.
Ưu điểm của taro tay 1 cây là nhanh và taro tay có thể gắn lên máy chạy khi cần thiết đặc biệt là đối với vậy liệu khi cắt sinh ra phoi vụn. Mũi taro tay sẽ tạo ra phoi vụn do đó nó có thể taro được các lỗ bít (lỗ kín) hoặc lỗ thông.
2. Phân loại mũi taro dựa vào bước ren:
Dựa vào bước ren người ta phân ra thành mũi taro bước chuẩn và mũi taro bước nhuyễn hay taro ren nhuyễn.
Mũi taro bước chuẩn là loại phổ biến ví dụ: M10x1.5, M8x1.25
Mũi taro bước nhuyễn là mũi taro có bước nhỏ hơn bước chuẩn ví dụ: M10x1.25, M8x1
Chúng được sử sử dụng để gia công ren đường khí, đường nước, thực phẩm...để tránh rò rỉ hoặc cần mối ghép ren chặt....
3. Phân loại mũi taro dựa vào đường ren
Dựa vào đường ren người ta chia ra thành mũi taro ren phải và mũi taro ren trái.
Mũi taro ren phải có đường ren thuận chiều kim đồng hồ là loại phổ biến thường dùng,
Mũi taro ren trái là mũi taro có đường ren trái chiều kim đồng hồ, nó thường được dùng trong mối ghép ren chuyển đồng. Ví dụ như ren cánh quạt hay kính của xe máy
4. Phân loại mũi taro dựa vào vật liệu gia công
Bởi vì mỗi 1 loại vật liệu gia công sẽ sinh ra 1 loại phoi nhất định, có thể và phoi vụn hoặc phoi dây...và loại vật liệu nó cũng có độ cứng khác nhau
Phổ biến nhất là phân loại như sau: mũi taro thép thường, mũi taro thép cứng (thép đã tôi), mũi taro Inox, mũi taro nhôm + đồng, mũi taro gang
Tốt nhất là chọn đúng mũi taro cho vật liệu cần gia công nếu như gia công loạt vừa và lớn để đảm bảo tuổi thọ của mũi taro, chất lượng của sản phẩm và năng suất gia công.
5. Phân loại mũi taro dựa vào tiêu chuẩn ren
Vì mỗi vùng thậm chí mỗi nước người ta dùng 1 loại tiêu chuẩn về ren khác nhau.
Thường thì mọi người hay gọi là mũi taro hệ MET và mũi tar hệ INCH, nó đúng nhưng chưa đủ. Mũi taro hệ MET là loại mũi taro được sử dụng rộng rãi ở châu á, loại này là phổ biến ở Việt Nam ta nó được ký hiệu bằng chữ M. Mũi taro hệ INCH là mũi taro dùng ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu ÚC. Nhưng tùy từng vùng và từng nước người taro lại chia ra thành nhiều chuẩn khác nhau
Ví dụ Mỹ là UNC, NPT, NPS
Anh là BSW, BST....
Tóm lại là ngoài hệ MET ra thì là hệ INCH gồm NPT, NPS, UNC, UNF, G, PT, PF, PS, Rc...
Phổ biến nhất ở Việt Nam là NPT, PT, UNC
6. Phân loại mũi taro dựa vào phoi
Dựa và phoi người ta phân ra thành mũi taro cắt và mũi taro nén hay mũi taro ép.
Mũi taro cắt khi cắt sẽ sinh ra phoi còn mũi taro nén nó sẽ không sinh phoi, mà nó nén phoi lại.
Mũi taro nén được ứng dụng để gia công vật liệu phi kim loại nhưng đồng hoặc nhôm.
Vì vật liệu này mềm nên mối ghép ren sẽ dễ bị hư hỏng, nên người ta dùng mũi taro nén vừa để tạo ren và gia cố thành lỗ ren.
Một ứng dụng nữa của mũi taro nén là dùng để taro ren chi tiết thành mỏng như vỏ máy tính, ti vi, tủ lạnh, máy giặt máy in....Vì sản phẩm này có thành mỏng nên nó vừa taro ren vừa gia cố lỗ ren.
+ Mũi taro chuyên dụng
- Mũi taro máy khâu SM (Sew Machine) là mũi taro chuyên dụng cho ngành máy khâu
- Mũi taro đai ốc: là mũi taro chuyên dụng dùng cho máy gia công đai ốc tự động
- Mũi taro ren cấy: là mũi taro dùng để taro lỗ trước khi cấy ren
7. Phân loại mũi taro dựa vào lớp phủ
Vì lý do tuổi thọ của mũi taro dẫn tới năng suất, người ta sẽ phủ lên mũi taro 1 lớp để nó tăng khả năng chịu nhiệt và chịu mài mòn trong quá trình cắt gọt.
+ Phủ TiN (phủ màu vàng)
+ Phủ kim cương (phủ màu tím than)
+ Không có lớp phủ (màu trắng)
+ Phân loại mũi taro dựa vào vật liệu làm Mũi Taro
+ Thép gió HSS, HSS-E (5% Cobant), HSS-Co (8% Cobant),
+ Thép hợp kim (Carbide), thép hợp kim (Alloy Steel), Tungsten Steel (SKS),
Phổ biến có 3 dòng SKS dùng là mũi taro tay, thép này mềm, dùng để sửa chữa hay bảo trì taro ren ít. Dòng HSS-E được dùng làm taro máy hoặc taro tay 1 cây, dòng thép hợp kim (Carbide) dùng để là mũi taro cho vật liệu cứng sau khi tôi hoặc cần năng suất cao.
Cách chọn mũi taro phù hợp
Hãy trả lời 1 số cây hỏi sau thì bạn có thể lựa chọn được mũi taro phù hợp rồi đấy:
1/ Vật liệu anh/chị gia công là vật liệu gì?·
2/ Anh/Chị dùng để taro ren bằng tay hay bằng máy?
4/ Nếu là taro máy thì Anh/Chị dùng để taro lỗ thông hay lỗ kín hay cả lỗ thông và lỗ bít?
Nếu là lỗ bít thì chọn mũi taro xoắn, nếu là lỗ thông thì chọn mũi taro rãnh thẳng, nếu cả bít cả thông thì chọn mũi taro rãnh xoắn.
- Nếu vẫn chưa hiểu rõ taro mình cần sử dụng gia công thì hãy liên hệ ngay 0976.150.240 nhân viên ATRONICS sẽ hỗ trợ tư vấn kỹ sản phẩm để quý khách hàng có thể chọn đúng mũi taro phù hợp nhé
ATRONICS hướng dẫn sử dụng mũi taro đúng cách:
Muốn khoan lỗ để taro chính xác thì phải khoan 2 lần, nếu khoan 1 lần dùng mũi đó luôn thì lỗ thường bị rộng, dẫn đến ren bị lỏng và dễ tuôn ren.
Sau khi khoan nên dùng 1 mũi lớn hơn vát mép lỗ khoan, dẫn hướng cho mũi taro dễ dàng. Ngon nhất là dùng máy khoan hay máy taro có đầu chỉnh moment xoắn được, sẽ hạn chế gãy mũi taro, nhất là mũi nhỏ. Còn không thì dùng tay quay. Nhất thiết phải có chất bôi trơn như dầu nhớt, thông thường và tốt nhất nên dùng là dầu dừa hoặc mỡ heo.
Khi taro đầu tiên đặt mũi, taro song song với lỗ khoan (vuông góc mặt phẳng), nếu không song song sẽ làm đường ren bị xéo, càng sâu càng nặng và nguy cơ gãy mũi cao. Sao đó quay taro, cẫn thận thì quay tới 1 vòng quay lui nửa vòng, kết hợp lắc mũi taro cho bavia rơi ra. Taro sâu khoảng 5 ren nên quay hết mũi ra để lấy bavia ra ngoài. Khi thấy nặng tay thì đừng cố, coi chừng gãy mũi trong đó thì khổ. Đó là dùng mũi taro thông thường, loại có 1 mũi thô 1 mũi tinh.
Đầu tiên taro mũi thô, sau đó chuyển qua mũi tinh quay qua 1 vòng. Nếu ren nào cần lắp chặt thì không cần dùng mũi tinh luôn cũng được. Còn dùng loại mũi taro cho máy taro thì có khác (loại mũi xoắn hoặc mũi đầu có vát xéo, đắt khoảng 5-10 lần mũi thường), không cần quay ngược, tại kết cấu nó đã cho phép bavia thoát ra dễ dàng. Dùng cái này quay tới khi nào thấy nặng tay thì quay ra để thoát bavia, sau đó quay tới tiếp.
Lỗ khoan nên sâu hơn chiều sâu có ren khoảng 5mm, chẳng hạn muốn có lỗ ren M5x0.8 sâu 10mm thì khoan lỗ cạn nhất là 15mm, vì mũi taro có phần dẫn hướng không có ren hoặc ren cạn, đoạn ren đó không dùng được.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ATRONCIS
Địa chỉ: 32 đường số 13 KĐT Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức
Phone: 0976.150.240 (Ms. Hạnh)
Mail: hanh.tran@atronics.net
Email: info@atronics.net
Website: https://www.atronics.net
Facebook: Công ty TNHH Kỹ Thuật Atronics